Thế giới gym còn có những thuật ngữ đặc biệt, có thể khiến bạn cảm thấy như đang nghe một ngôn ngữ mới. Việc hiểu biết về những thuật ngữ phổ biến trong ngành gym sẽ rất hữu ích trong hành trình tập luyện của bạn, giúp bạn làm quen và hiểu rõ hơn về các khái niệm, từ ngữ được sử dụng trong cộng đồng tập gym. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện và hiểu rõ hơn về các khái niệm quan trọng trong việc rèn luyện cơ thể. Bài viết hôm nay của Tốc Sport sẽ giới thiệu đến các bạn những thuật ngữ trong gym cơ bản nhất hiện nay nhé!
Gym là gì?
Tập gym là một phương pháp tập luyện phổ biến và được nhiều người lựa chọn để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Không chỉ giúp tăng cân và duy trì vóc dáng, tập gym còn là một cách giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc căng thẳng. Với sự phát triển của ngành thể dục thể thao, các phòng tập luyện đã xuất hiện với nhiều hình thức tập đa dạng như dance, yoga, fitness và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, tập gym cũng có những chương trình tập luyện chuyên sâu, tập trung vào từng mục tiêu cụ thể như tăng cơ cho nam giới, giảm mỡ bụng hoặc giảm cân cho phụ nữ. Việc lựa chọn hình thức tập luyện phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu riêng của mỗi người.
Bộ môn này là một phương pháp tập luyện phổ biến và được nhiều người lựa chọn để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Không chỉ giúp tăng cân và duy trì vóc dáng, tập gym còn là một cách giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc căng thẳng. Với sự phát triển của ngành thể dục thể thao, các phòng tập luyện đã xuất hiện với nhiều hình thức tập đa dạng như dance, yoga, fitness và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, tập gym cũng có những chương trình tập luyện chuyên sâu, tập trung vào từng mục tiêu cụ thể như tăng cơ cho nam giới, giảm mỡ bụng hoặc giảm cân cho phụ nữ. Việc lựa chọn hình thức tập luyện phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu riêng của mỗi người.
Gym là gì?
Giải mã những thuật ngữ Gym phổ biến
1. Những thuật ngữ khái niệm chung
- Fitness: Môn tập thể hình chung, bạn sẽ thường xuyên thấy thuật ngữ trong gym này dành cho những người tập luyện thể dục có thân hình săn chắc và đẹp không cần phải dùng các loại thuốc hỗ trợ phát triển cơ bắp.
- Aerobics: Thể dục nhịp điệu. Bộ môn này thường được nhiều chị em tập luyện theo nhạc và khi tập chị em sẽ diện những mẫu trang phục thoải mái nhất.
- Cardio: Thuật ngữ trong Gym này thì có nghĩa là những bài tập rèn sức bền, rất tốt cho hệ tim mạch và giúp đốt cháy mỡ thừa ví dụ như chạy xe, nhảy dây.
- Workout: Thường được gọi là kế hoạch tập luyện hoặc là giáo án thể hình. Và được lên kế hoạch chi tiết bao gồm bài tập, số lần tập, trình tập, chế độ dinh dưỡng,...
- Training: Huấn luyện, tập dợt trong thể hình bạn sẽ thường bắt gặp đi kèm với những phương pháp tập luyện khác.
Thuật ngữ khái niệm trong Gym
2. Một số thuật ngữ bài tập trong Gym thường gặp
- HIIT (High-Intensity Interval Training): HIIT thuật ngữ trong Gym là một phương pháp tập luyện kết hợp giữa các đợt tập luyện với cường độ cao và thời gian nghỉ ngắn. Phương pháp này giúp tăng cường sức mạnh và sự cháy nhiều calo trong thời gian ngắn.
- Compound Exercises: Compound exercises (bài tập đa khối) là các bài tập tập trung vào nhiều nhóm cơ cùng một lúc. Ví dụ như squat, deadlift và bench press. Các bài tập này giúp phát triển sức mạnh toàn diện và kích thích nhiều nhóm cơ cùng lúc.
- Isolation Exercises: Isolation exercises (bài tập cô lập) tập trung vào một nhóm cơ cụ thể. Ví dụ như bicep curls hoặc tricep extensions. Các bài tập này giúp tăng cường và phát triển cụ thể một nhóm cơ nhất định.
- DOMS (Delayed Onset Muscle Soreness): DOMS là cảm giác đau và căng cơ mà bạn có thể trải qua sau một buổi tập luyện cường độ cao. Đây là hiện tượng bình thường và thường xuất hiện từ 24 đến 72 giờ sau buổi tập.
- Rep Range: Rep range (phạm vi lặp) là một dãy số lượng reps mà bạn hoàn thành trong một set. Ví dụ, rep range phổ biến là 8-12 reps, có nghĩa là bạn thực hiện từ 8 đến 12 lần lặp cho mỗi set.
- Superset: Superset là kỹ thuật tập luyện trong đó bạn kết hợp hai bài tập liên tiếp mà không có thời gian nghỉ giữa chúng. Superset thường tập trung vào các nhóm cơ khác nhau hoặc nhóm cơ trái/nhóm cơ phải.
- Plyometrics: Plyometrics là các bài tập nhảy và tăng cường sức mạnh chủ yếu dựa trên việc sử dụng động tác co giãn cơ và căng cơ. Đây là một phương pháp tập luyện phổ biến để tăng cường sự phát triển cơ bắp và cải thiện sức mạnh cơ.
- Rep Tempo: Rep tempo (tốc độ lặp) là tốc độ bạn thực hiện mỗi rep trong một set. Thông thường, rep tempo được biểu thị bằng các con số, ví dụ như 2-1-2, trong đó 2 giây để hạ cơ, 1 giây để giữ cơ và 2 giây để nâng cơ.
- One-Rep Max (1RM): One-Rep Max là trọng lượng tối đa mà bạn có thể nâng được chỉ trong một lần lặp. Đây là một phép đo quan trọng để đánh giá sức mạnh và theo dõi tiến bộ trong tập luyện.
- Failure: Thất bại, nghĩa là sẽ không tập thêm được gì nữa. Chắc chắn bạn sẽ từng gặp những câu có từ này. Lúc này, các nhóm cơ của bạn đã kiệt sức và cần phải nghĩ ngay.
- Overtraining: Tập quá sức. Thường xảy ra khi khối lượng tạ hay cường độ tập bị quá sức chịu đựng. Nếu các bạn cứ tập như thế sẽ khiến cho cơ không phát triển và nguy hiểm hơn là bị chấn thương.
- Warming Up: Khởi động, làm nóng các nhóm cơ trước khi bắt đầu buổi tập. Bạn có thể chạy bộ trong 5 phút, khởi động những bài tập nhẹ nhàng trước.
- Drop Set: Giảm mức tạ dần dần và tập đến khi nào hết sức.
- Rest - Pause: Tập với mức tạ đầu các bạn có thể nâng được 6 -10 reps. Sau khi các bạn không thể nâng lên được nữa thì nghĩ khoảng 10 giây và tiếp tục tới hết sức thì thôi.
- Partial Reps: Tập nặng đến khi hoàn thành 1 rep với đủ quãng đường vận động của cơ bắp thì tập tiếp bằng cách giảm phạm vi chuyển động của cơ và cơ thể khồn cần dưỡi hoàn toàn.
- Rep Blast: 1 hiệp tập với 20 -30 reps để làm căng cơ hoàn toàn.
- Volume Blast: Tập từ 5 - 10 hiệp với 10 Reps. Kết thúc ở hiệp nào thì bạn không thể thực hiện được 10 reps nữa.
- Superset: Tập kết hợp những bài tập khác nhau cùng 1 nhóm cơ và không có thời ghỉ hoặc nghĩ rất ít.
- Pyramid Training: Tập theo phương pháp kim tự tháp. tạo với set và reps giảm dần giống như tập từ đáy tới đỉnh.
- 5 x 5 Program: Đây là cách tập luyện xoay quanh 1 điểm chính với 1 nhóm cơ tập 5 set, 5 reps/set.
- Periodization: Chương trình tập luyện này kiểu chia theo giai đoạn như cắm 3,4 cột mốc trên đường, rồi tiếp tục đi từ cột này đến cột kia.
- Powerbuilding: Chương trình này tập trung vào sức mạnh. Tập theo chương trình này các bạn chỉ cần có sức mạnh, càng mạnh càng tốt. Bài tập này hướng đến những giới hạn của bản thân mà chúng ta nên vượt qua.
- Barbell: 1 thanh đòn, tạ đòn, 2 đầu có lắp bánh tạ (đĩa tạ).
- Dumbbell: 1 thanh tạ ngắn, tạ đơn, 2 đầu có đĩa tạ cố định. Squats, Leg Press, Row, Chin ups, Pull up, Deadlifts,... Bài tập phổ biến trong Gym.
Thuật ngữ bài tập Gym
3. Thuật ngữ các nhóm cơ trên cơ thể
- Neck: Cơ cổ nối từ phần đầu đến phần cơ thể còn lại
- Shoulder: Cơ vai, cơ denta
- Traps ( Trapezius): Cơ cầu vai, nối 2 bờ vai
- Biceps: Cơ tay trước hay được gọi là Chuột
- Forearms: Cơ cẳng tay
- Triceps: Cơ tay sau, cơ tam đầu
- Chest: Cơ ngực
- Abs ( Abdominal): Cơ bụng
- Quads ( Quadriceps): Cơ đùi trước, cơ tứ đầu
- Back: Cơ lưng
- Lats: Cơ xô
- Middle Back: Cơ lưng giữa
- Lower Back: Cơ lưng dưới
- Glute: Cơ mông, vòng 3
- Hamstrings: Cơ đùi sau
- Calves: Cơ bắp chân.
Các nhóm cơ trên cơ thể
4. Thuật ngữ viết tắt
- BB: Barbell – thanh đòn.
- BCAA: Branched-chain Amino Acid – gồm 3 loại axit amin tốt cho việc hồi phục cơ bắp.
- BF%: Body Fat Percentage – % mỡ cơ thể. Đàn ông BF% < 12% thì có thể lộ được múi bụng.
- BW: Body Weight – Trọng lượng cơ thể.
- DB: Dumbbell – Tạ đơn
- DL: Deadlift – Bài tập cực kỳ tốt để phát triển sức mạnh hoặc Hypertrophy. Nhưng đây cũng là dễ gây thoát vị nếu chúng ta tập sai kỹ thuật.
- DOMS: Delayed Onset Muscle Soreness – đau nhức cơ bắp.
- IF: Intermittent Fasting – Nhịn ăn gián đoạn.
- PPL: Push Pull Legs – Giáo án tăng cơ hiệu quả đã được chứng minh.
- PR: Personal Record – Thành tích cá nhân.
- ROM: Range of Motion – phạm vi chuyển động của một hoặc nhiều khớp.
Thuật ngữ trong gym
5. Thuật ngữ dinh dưỡng thể hình
- Skinny Fat: Thuật ngữ Gym này mô tả những người có BMI bình thường nhưng có nguy cơ hơn với nhiều bệnh giống như người có phạm vi BMI béo phì.
- Cutting (siết cơ/cắt nét) hay còn gọi là “cắt mỡ”. Mục tiêu chủ yếu là giảm mỡ tối đa để người trông gọn và đẹp hơn. Nó đòi hỏi sự thâm hụt calo.
- Bulking (xả cơ) là một thuật ngữ được sử dụng khi tăng cân, đặc biệt là cơ bắp. Trong trường hợp này, ăn nhiều calo để tăng cơ tối đa (tăng ít hoặc nhiều mỡ tuỳ thuộc vào cách kiểm soát calo của bạn).
- Protein – Chất đạm
- Carb hay Carbohydrate – Tinh bột
- Fat – Mỡ hoặc chất béo
- Calo – Năng lượng
- Supplement – Thực phẩm bổ sung
- Macro – Gồm tỉ lệ 3 chất căn bản là Protein (chất đạm), Fat (chất béo) và Carb (tinh bột).
- Micronutrient (Chất dinh dưỡng nhỏ): Là các loại dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như vitamin và khoáng chất.
- Fiber (Chất xơ): Là một loại carbohydrate không thể tiêu hóa, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
- Macronutrient ratio (Tỷ lệ chất dinh dưỡng lớn): Là tỷ lệ giữa các loại dinh dưỡng cơ bản (protein, carbohydrate và fat) trong một bữa ăn hoặc chế độ ăn uống.
- Supplements (Thực phẩm bổ sung): Là các sản phẩm được thiết kế để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm protein powder, pre-workout và multivitamin.
- Whey protein: là một dạng protein được sản xuất từ sữa bò và thường được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung cho các tập gym và vận động viên nhằm cung cấp năng lượng và giúp xây dựng cơ bắp. Whey protein là một nguồn protein chất lượng cao, giàu các axit amin cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và sự phục hồi sau khi tập luyện.
- Casein: là một loại protein được tìm thấy trong sữa, tương tự như whey protein, nhưng được hấp thụ chậm hơn, giúp cung cấp năng lượng và protein lâu dài hơn cho cơ thể.
Thuật ngữ dinh dưỡng thể hình
Trên đây là những thuật ngữ trong gym mà Tốc Sport đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ này, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về các thuật ngữ trong gym. Và các bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập trang chúng mình để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về thể thao nhé!
Tham khảo thông tin bổ ích liên quan tại:
Tổng Hợp Các Bài Tập Gym Cho Người Mới Bắt Đầu
10 Bài Tập Thể Hình Tại Nhà Đơn Giản Không Cần Dụng Cụ
Bodyweight Là Gì? 10 Bài Tập Bodyweight Đốt Cháy 1000 Calo
Thông tin liên hệ TỐC SPORT
- Fanpage: Tốc Sport
- Hotline: 0936.209.889 - 0868.033.033
- TP. Hà Nội: Số 39, ngõ 168 phố Hào Nam-Ô Chợ Dừa-Đống Đa- Hà Nội
- TP. Hồ Hồ Chí Minh: Số 196 CMT8, Phường 10, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
- TP. Đà Nẵng: Số 421 Lê Duẩn, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
ĐẶT NGAY NHẬN ƯU ĐÃI HOT