Nhịp tim là gì và những điều cần biết về nhịp tim

Nhịp tim là khái niệm thường gặp trong các buổi kiểm tra sức khỏe hoặc khi luyện tập thể dục, thể thao. Vậy bạn đã biết nhịp tim là gì hay chưa? Nhịp tim ở mức bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp và cách tính nhịp tim được thực hiện thế nào? Hãy để Tocsport.com giải đáp những thắc mắc này giúp bạn trong chia sẻ dưới đây bạn nhé.

1. Nhịp tim là gì?

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất không phải ai cũng nắm rõ khái niệm về nhịp tim. Hiểu theo cách đơn giản nhất, nhịp tim chính là nhịp đập của tim, được tính bằng số lần co thắt của tim diễn ra trong vòng 1 phút và có thể được tính bằng số nhịp trên phút hoặc chỉ số bpm. Nhịp tim của mỗi người thuộc mỗi độ tuổi khác nhau hay thời điểm đo khác nhau sẽ có những sự chênh lệch nhất định.

nhịp tim là gì

2. Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim?

Bạn có biết những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim hay không? Ở trạng thái bình thường, nhịp tim thường hiển thị bằng một con số nhất định. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, khiến nó cao hoặc thấp hơn so với chỉ số đo được thông thường. Vậy những yếu tố này cụ thể là gì?

2.1. Khi vận động

Khi các bạn vận động mạnh, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, nhịp tim tạm thời chắc chắn sẽ tăng lên. Đặc biệt, các cuộc khảo sát được thực hiện trước đây cũng chỉ ra rằng, với những người thường xuyên luyện tập thể thao sẽ có nhịp tim lúc nghỉ ngơi thấp hơn so với người ít vận động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi bạn chăm thể dục, tim sẽ không phải hoạt động quá nhiều giúp tuổi thọ gia tăng một cách đáng kể.

2.2. Cảm xúc

Khi bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, bận tâm về một vấn đề nào đó hay thậm chí vui, buồn đột ngột. Lúc này nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng lên, khiến bạn cảm thấy tim đập nhanh và mạnh hơn. Điều này bởi lẽ cảm xúc sẽ gây tác động đến não bộ và từ đó tác động đến nhịp tim trong thời gian ngắn.

2.3. Cân nặng cơ thể

Các kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, người béo phì thường có tim đập nhanh hơn so với những người bình thường. Điều này chứng minh rằng, cân nặng cơ thể cũng có tác động đáng kể đối với nhịp tim.

2.4. Sử dụng chất kích thích

Chất kích thích vốn tiềm ẩn nhiều điều nguy hại đối với sức khỏe. Ngoài việc là thủ phạm của hiện tượng khó ngủ, mệt mỏi, đây còn được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhịp tim tăng cao.

2.5. Sử dụng một số loại thuốc

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc trị bệnh, đây cũng có thể là nguyên nhân làm giảm hoặc tăng nhịp tim.

2.6. Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tim mạch

Với những người đang mắc bệnh tuyến giáp, bạn có thể phải đối diện với các hiện tượng như tăng tiết mồ hôi hay tăng nhịp tim. Trong khi đó, những người mắc bệnh tim như bệnh mạch vành, suy tim… cũng chịu những ảnh hưởng tương tự như rối loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh, quá chậm, đập không đều…

cách tính nhịp tim

3. Tìm hiểu công thức tính nhịp tim

Sau khi biết được nhịp tim là gì, bạn có muốn tìm hiểu thêm về công thức tính nhịp tim hay không?

Tùy vào nhịp tim nghỉ ngơi, nhịp tim mục tiêu mà cách tính, chỉ số đo có sự khác biệt nhất định cụ thể như sau:

3.1. Nhịp tim nghỉ ngơi

Đây là khái niệm để chỉ trạng thái nhịp tim bình thường, không vận động hay làm bất cứ công việc nặng nào. Thông thường, nhịp tim nghỉ ngơi của người trưởng thành đạt mức 60 – 100 nhịp / phút.

3.2. Nhịp tim mục tiêu

Nhịp tim mục tiêu là nhịp tim lý tưởng và là nhịp tim tốt nhất, mang lại lợi ích đối với sức khỏe.

Để tính nhịp tim mục tiêu, công thức cụ thể mà các bạn nên áp dụng gồm có:

+ Nhịp tim tối đa: lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn.

+ Giá trị dưới của nhịp tim mục tiêu được tính bằng công thức 0,5 nhân với nhịp tim tối đa.

+ Giá trị trên của nhịp tim mục tiêu được tính bằng công thức 0.85 nhân với nhịp tim tối đa.

công thức tính nhịp tim

4. Hướng dẫn đo nhịp tim đúng nhất

Để đo nhịp tim cho kết quả đúng nhất là điều không hề đơn giản. Nếu bạn muốn kiểm tra nhịp tim của bản thân mình, tốt nhất bạn nên tiến hành đo vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.

Như đã nói ở trên, nhịp tim thông thường ở mức 60-100 nhịp/ phút. Tuy nhiên, khi đo con số này có thể có chút chênh lệch bởi ảnh hưởng của một số yếu tố nhất định. Ví dụ, nhiệt độ không khí cao sẽ khiến tim phải bơm máu nhiều hơn khiến nhịp tim của bạn tăng từ 5-10 nhịp/phút. Ngoài ra, tư thế đo có thể ảnh hưởng đến nhịp tim nên bạn hãy đợi vài phút, khi cơ thể ổn định mới tiến hành đo.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ nhịp tim là gì cũng như công thức tính nhịp timcách tính nhịp tim cơ bản. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân mình bạn nhé.

One thought on “Nhịp tim là gì và những điều cần biết về nhịp tim

  1. Nguyễn Ngọc Kiều My says:

    Năm nay con 14 tuổi, con thường hồi hộp, nhịp tim nhanh, đi bs chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim, một lần khác đi bệnh viện cx đc chẩn đoán là hở van hai lá 1/4 ( bs nói hk đáng lo ngại)
    Nhưng hiện tại, lâu lâu con cảm thấy đau tức ngực mà nhịp tim ở mức 96lần/phút, tối đi ngủ thường bị tê tay
    Vậy con có sao hk ạ!

Trả lời